Mắm Tôm Chua Nhỏ Bà Giáo Khỏe Châu Đốc An Giang

95.000

Mắm Tôm Chua Bà Giáo Khỏe Châu Đốc An Giang còn có tên gọi khác là mắm tép tôm chua, được làm từ con tép đất (một số nơi gọi là tôm) tươi sống của vùng đất Châu Đốc An Giang. Qua quá trình sơ chế và ướp gia vị, mắm được cho vào keo đem phơi nắng. Điểm đặc biết của mắm tép chính là giữ nguyên hình dạng con tép từ khi làm sạch cho đến khi thành phẩm.

95.000

Mắm Tôm Chua Bà Giáo Khỏe Châu Đốc An Giang có cái độc đáo là rất bắt mắt vì có màu đỏ au, nhìn là thấy thích. Đưa lên mũi ngửi thì mùi thơm khá đặc biệt không giống bất kỳ loại mắm nào, vừa nồng nồng mùi của gừng, mùi cay của ớt, đặc biệt là cái vị mặn mặn của nắng gắt vùng biển…

Gía trị dinh dưỡng từ mắm tép:

Mắm tép cũng là một nguồn dinh dưỡng giàu protein và vitamin B. 4. Trong mắm tép có chứa các chất giữ nước là protein, peptide và carbohydrate.

Cách làm mắm tép:

Theo cơ sở chuyên làm mắm tép Bà Già Khỏe, để cho ra một hũ mắm tép thơm ngon và đỏ thì nguyên liệu bắt buộc là con tép đất sông mà phải còn sống thì mới ngon, khi chín mắm có màu đỏ au rất thèm. Tép làm mắm cần phải rữa thật sạch rồi để ráo nước giữ nguyên con. Tỏi ớt xắt lát mỏng sau đó xếp tép, tỏi ớt vào keo không xếp đầy keo. Rưới rượu trắng vào ngâm được 1 giờ thì chắt rượu ra, dùng thanh tre gài lại không cho tép nổi lên. Đun sôi nước mắm với đường để nguội rồi mới cho vào hũ mắm. Mắm chín chuyển sang màu đỏ là có thể ăn được.

Món ngon cùng mắm tép:

Mắm ngon chỉ cần ăn với cơm nóng cũng ngon. Khi đó sẽ thưởng thức được vị mắm chua chua, cay cay mặn mặn nguyên thủy của con tép, nước mắm. Nhưng cũng có thể biến tấu thành món gỏi, nước chấm như gỏi mắm tép chua trộn đu đủ hay cuốn, cá lóc nướng, v.v chấm mắm tép. Ngay từ cái nhìn đầu, hũ mắm tép chua đỏ au mượt mà đã kích thích vị giác của thực khách và đến khi thưởng thức thì tất cả đã thỏa mãn giác quan của người dùng. Một đặc sản đáp ứng được đầy đủ các yếu tố giác quan như mắm tép tôm chua Cà Mau trên thị trường hiện nay không nhiều. Vì thế có cơ hội hãy thử nhé.

Mắm tép trộn đu đủ

Món này làm cực kỳ đơn giản, đủ đủ chỉ cần thái sợi (to thì ăn giòn để lâu hơn, nhỏ thì nhanh thấm và nhanh ăn, Sau đó trộn đu đủ với mắm tép và nước của nó. Nếu bạn không thích ăn nguyên con mắm tôm có thể cắt nhỏ nó ra. Nếu thái đu đủ nhỏ thì chỉ cần 2-4h là có thể ăn được, còn thái to thì 1-2 ngày.

Mắm tép ăn cùng thịt luộc

Món thì thì hết ý rồi, nếu bạn từng ăn món thịt luộc mắm nêm thì cách làm món thịt luộc mắm tép cực kỳ đơn giản chỉ cần thay mắm nêm bằng nước của mắm tép, con mắm tép sẽ gói kèm với thịt và rau. Cực ngon đó không tin thử xem.

Mắm tèm ăn với cá lóc nướng trui:

Đặc biệt, mắm tép ăn với cá lóc nướng trui kèm rau sống thì nó thể hiện đầy đủ triết lý âm dương ngũ hành, ngũ vị trong ẩm thực Việt: Tép có tính hàn thuộc âm, gừng có tính nóng thuộc dương; Vị mặn (thủy) của con tép hòa trong vị đắng (hỏa) của mật cá cùng với vị chua (mộc) của khế, vị cay (kim) của ớt, vị ngọt (thổ) của cơm thì đủ cả ngũ hành Thủy – Hỏa – Mộc – Kim – Thổ. Còn về màu sắc thì có màu xanh của rau sống, màu đỏ của ớt của mắm tép, màu vàng của thơm, màu trắng của cơm của bún của thịt cá, màu đen của mật của da cá nướng, đủ cả ngũ sắc Xanh – Đỏ – Vàng – Trắng – Đen. Một món ăn mà chứa đựng trong nó triết lý nhân sinh, đầy đủ cả hương vị lẫn màu sắc thì món ăn ấy phải ngon và bổ dưỡng biết mấy!

Trong nỗi nhớ của người An Giang xa quê mỗi khi Xuân về Tết đến, có nỗi nhớ mắm tép. Nhớ màu đỏ au của con mắm phơi trong cái nắng chứa chan hương rừng đất biển, nhớ vị mằn mặn, chua chua của con tép trong những bữa cơm gia đình quây quần bên những người thân, nhớ dáng mẹ lưng còng ngồi lặt từng con tép đất, làm nên món ngon đậm tình An Giang.

Bảo quản mắm tép:

Thông thường, một hũ mắm làm tự nhiên thế này, có thể để được từ 3-4 tháng, không cần cho vào tủ lạnh.