Cá cơm được trộn đều với muối biển (nếu muối xổi ăn liền trong thời gian ngắn vài tháng thì ướp theo theo tỉ lệ: bảy ký cá, một ký muối hột, còn muốn để được lâu thì ướp theo tỷ lệ năm ký cá, một kg muối) cộng thêm 200g cơm nguội phơi khô hoặc gạo rang vàng hơi già (thính), xay nhuyễn trộn đều rồi cho vào hũ sành hoặc hũ thủy tinh, đậy kín bằng một miếng vải mỏng vừa.
Bảo quản nên để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ruồi nhặng, khoảng 20 ngày cá chín là ăn được. Tuyệt đối không đem phơi ngoài nắng như các loại mắm khác, bởi mắm cơm muối chua phải đạt yêu cầu là khi thành phẩm vẫn còn nguyên con, nếu đem phơi nắng cá bị lên men sẽ làm ngấu ra như mắm ruốc mất ngon.
Bước 2:
– Khi mắm đã chín, cần phải sơ chế thêm một bước trước khi ăn:
– Củ riềng cạo vỏ thái sợi nhỏ phơi héo cho khô bớt nước, thêm một ít thính cơm khô hoặc thính gạo xay nhuyễn, vài lát vỏ quýt tươi hoặc đã phơi khô thái chỉ băm nhỏ, tỏi, ớt băm nhuyễn cho tất cả vào một tô lớn. Phần tỏi ớt nhiều hay ít tuỳ vào khẩu vị thích cay nồng hay cay vừa của mỗi người.
Bước 3: Cho tiếp mắm cá cơm vào tô (căn lượng cá cơm vừa đủ ăn khoảng 1 tuần) + đường + bột ngọt vừa miệng trộn đều. Để 5 phút cho mắm ngấm gia vị, là đã có một món mắm sống đặc trưng, thơm ngon đậm đà. Có thể cho vào hũ nhỏ, bảo quản trong tủ lạnh, khi ăn hết lại tiếp tục làm thứ khác.
“Mắm cái” có thể để được rất lâu, nhưng khi đã qua sơ chế để quá lâu sẽ không ngon và giảm bớt hương vị quyến rũ, hũ mắm ngon và đạt chất lượng yêu cầu là khi mở hũ mắm ra, cách xa năm bảy mét vẫn cảm nhận được hương thơm nồng nàn thoát ra từ hũ mắm.
Thành phần: Cá cơm, muối, đường, gia vị
Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất
Tuyệt đối không hóa chất bảo quản
Nơi sản xuất: Bà Giáo Khỏe – Châu Đốc, An Giang